Điều hướng tăng trưởng: Cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến lên phía trước

Nền kinh tế số, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của thương mại điện tử và thương mại xuyên quốc gia, mở ra con đường cho việc mở rộng.

Bất chấp các thách thức kinh tế vĩ mô toàn cầu hiện tại, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vẫn có khả năng phục hồi mạnh mẽ so với các khu vực khác trên thế giới. Với mức lạm phát và lãi suất ổn định, niềm tin của người tiêu dùng đã khôi phục ở nhiều thị trường trong khu vực. Mặc dù các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với việc chi phí vận hành ngày càng tăng và tình hình bất ổn địa chính trị dai dẳng nhưng một số tia hy vọng đã xuất hiện.

Nền kinh tế số là động lực tăng trưởng chính ở Châu Á và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục, tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Trong những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử xuyên quốc gia đã gia tăng đáng kể nhờ công nghệ tiên tiến và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng. Nhu cầu của người mua hàng trực tuyến ngày nay là trải nghiệm liền mạch, giao hàng nhanh và tiết kiệm chi phí, cũng như trả hàng dễ dàng. Các doanh nghiệp có khả năng thích ứng và đổi mới để đáp ứng những nhu cầu này sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội hơn trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển hiện nay.

Cung cấp thêm các cơ hội xuyên biên giới

Cung cấp thêm các cơ hội xuyên biên giới
Cung cấp thêm các cơ hội xuyên biên giới
Cung cấp thêm các cơ hội xuyên biên giới

Thị trường thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu ước tính sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 9,8% từ năm 2024 đến năm 2028, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia là những thị trường lớn nhất tại APAC.

Một trong những động lực tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực là Tuyến Á-Âu, với mức tăng trưởng hiện tại là 8,5% mỗi năm. Là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN, Liên minh châu Âu (EU) có nguồn khách hàng rộng lớn và đa dạng, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa liền mạch giữa các quốc gia thành viên mà không phải chịu thuế hải quan hay hạn chế về số lượng. Trong khi đó, sự gia tăng thương mại nội khối Châu Á đang mở ra những cơ hội mới cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các nhà vận hành thương mại điện tử trong khu vực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn khai thác toàn bộ tiềm năng của thương mại xuyên biên giới sẽ cần tăng cường hỗ trợ về hậu cần và vận hành.


Tại FedEx, chúng tôi đang đáp ứng những nhu cầu này bằng cách tiếp tục mở rộng mạng lưới và dịch vụ của mình, chẳng hạn như công bố đường bay mới từ Thành phố Hồ Chí Minh kết nối Châu Á và Châu Âu thông qua Trung tâm FedEx Châu Á - Thái Bình Dương tại Quảng Châu. Nhu cầu tại thị trường Việt nam ngày càng tăng. Thị trường này chiếm 24% kim ngạch thương mại của Trung Quốc với ASEAN.

Tích hợp nâng cao giữa các nhà bán lẻ điện tử và dịch vụ hậu cần

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà bán lẻ điện tử toàn cầu, việc khai thác chuỗi cung ứng tối tân sẽ mang lại tiềm năng thành công lớn hơn. Công nghệ và sự sẵn có của dữ liệu đã thay đổi cách chúng ta vận hành. Khả năng tích hợp chặt chẽ hơn giữa thương mại điện tử và dịch vụ hậu cần có thể mang lại các giải pháp hậu cần liền mạch. Tại FedEx, chúng tôi cung cấp thông tin chuyên sâu về thị trường địa phương cho các nhà bán lẻ điện tử để họ xây dựng chiến lược kinh doanh. Chúng tôi cũng tạo điều kiện để các nhà bán lẻ điện tử dễ dàng tiếp cận dịch vụ của chúng tôi hơn, bất kể họ đang vận hành trên nền tảng thương mại điện tử nào, đồng thời cung cấp các giải pháp giúp việc hoàn thành đơn hànggiao hàng chặng cuốitrả hàng đạt hiệu quả tốt hơn.

Đối với người tiêu dùng cuối, sự tiện lợi và độ tin cậy đóng vai trò rất quan trọng. Bằng cách hợp tác với các đại lý bán lẻ và nhà cung cấp thùng chứa thông minh, chúng tôi hiện đã tạo ra mạng lưới gồm 260.000 địa điểm tự lấy hàng trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương dưới dạng thùng chứa thông minh và đại lý bán lẻ, cho phép giao hàng ngay cả khi người tiêu dùng không có ở nhà.


Tích hợp nâng cao giữa các nhà bán lẻ điện tử và dịch vụ hậu cần
Tích hợp nâng cao giữa các nhà bán lẻ điện tử và dịch vụ hậu cần
Tích hợp nâng cao giữa các nhà bán lẻ điện tử và dịch vụ hậu cần

Ngày nay, người dùng dễ dàng có được sự tiện lợi và bảo đảm. Ví dụ: FedEx Delivery Manager International (FDMi) cho phép người nhận tùy chỉnh thời gian giao hàng theo lịch trình của mình, nâng cao trải nghiệm giao hàng chặng cuối. Việc tích hợp WhatsApp vào FDMi càng giúp tăng thêm sự an tâm, cho phép khách hàng theo dõi gói hàng của họ trên thiết bị di động. Các cải tiến như Bằng chứng giao hàng bằng hình ảnh sẽ giúp người mua hàng trực tuyến tin tưởng rằng gói hàng của họ đã được giao thành công đến tận nhà.

Công nghệ giúp các doanh nghiệp vượt ra khỏi năng lực bản thân

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á đang đầu tư ngày càng nhiều vào dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Sự tiến triển nhanh chóng của quá trình chuyển đổi số đang hỗ trợ doanh nghiệp đơn giản hóa hoạt động vận hành, nâng cao hiệu quả chi phí và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Từ chatbot AI cho đến phân tích dữ liệu về hành trình mua hàng và giao hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á đang tích cực sử dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Tại FedEx, trong nhiều thập kỷ, chúng tôi luôn ủng hộ giá trị của việc sở hữu và tận dụng dữ liệu theo thời gian thực. Nhờ khả năng tiếp cận dữ liệu dễ dàng, chúng tôi có thể phát triển các công cụ thông minh giúp theo dõi tốt hơn các lô hàng, thu hẹp phạm vi vấn đề, cho phép can thiệp sớm và đảm bảo giải quyết nhanh chóng. Chúng tôi kết hợp dữ liệu lớn (big data) với công nghệ máy học để tạo ra tính năng theo dõi nâng cao nhằm đưa ra thời gian giao hàng ước tính và cập nhật thông tin về lô hàng cho khách hàng, đồng thời sử dụng thuật toán dự đoán để chuẩn bị thông tin hải quan, đảm bảo rằng lô hàng có thể được giao ngay khi đến quốc gia nhận hàng. Với tất cả những lợi ích trên và hơn thế nữa, FedEx đang áp dụng các công nghệ tiên tiến để khám phá những khả năng mới và thúc đẩy hiệu quả vận hành.

Lồng ghép hoạt động phát triển bền vững vào chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, nhận thức của người tiêu dùng về phát triển bền vững sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ. Theo nghiên cứu, 74% người tiêu dùng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mong đợi các thương hiệu sẽ tiên phong trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù người tiêu dùng coi trọng tốc độ giao hàng nhanh, nhưng họ cũng quan tâm cả đến hoạt động phát triển bền vững và coi đây là yếu tố không thể thương lượng. Bằng việc kết hợp phát triển bền vững vào nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ thu hút người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường mà còn tạo sự khác biệt trên thị trường đông đúc, xây dựng lòng trung thành với thương hiệu và cuối cùng là thúc đẩy doanh số.

Ngày nay, phát triển bền vững không còn là yếu tố tùy chọn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tạo sự khác biệt ngay lập tức bằng cách cân nhắc dịch vụ hậu cần kết nối chuỗi cung ứng cho đến tận người tiêu dùng cuối. Thông qua FedEx® Sustainability Insights, khách hàng có thể nắm rõ hơn về lượng phát thải trong chuỗi cung ứng của mình để hỗ trợ việc báo cáo và lập kế hoạch cho tương lai. Khách hàng có thể xem dữ liệu phát thải theo từng mã số theo dõi cũng như xem dữ liệu lịch sử tổng hợp về lô hàng của mình. Nhờ đó, họ có thể quyết định cách đáp ứng kỳ vọng của khách hàng đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh cũng như nỗ lực phát triển bền vững của mình.

Tiếp thu sự đổi mới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi

Tiếp thu sự đổi mới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi
Tiếp thu sự đổi mới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi
Tiếp thu sự đổi mới để thúc đẩy quá trình chuyển đổi

Nền kinh tế đổi mới tác động đáng kể đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách thúc đẩy các tiến bộ về công nghệ, định hình kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng và chuyển đổi các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số. Các nền kinh tế liên tục được xếp hạng cao về khía cạnh đổi mới bao gồm Singapore, đứng thứ năm trong Chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2023. Theo báo cáo, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và Indonesia là những quốc gia có bước tiến lớn nhất về đổi mới trong thập kỷ qua.

 


Để đẩy mạnh tinh thần đổi mới và hợp tác này, FedEx đang triển khai một nền tảng kỹ thuật số mới có tên là fdx. Nền tảng này sẽ cung cấp các giải pháp thương mại điện tử từ đầu đến cuối cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Nền tảng thương mại dựa trên dữ liệu đầu tiên này sẽ kết nối toàn bộ hành trình của khách hàng và giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý chuỗi cung ứng dễ dàng hơn. Nền tảng mới này sẽ giúp các thương nhân tăng nhu cầu, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu hóa quá trình hoàn thành đơn hàng và đơn giản hóa việc trả hàng. Ngoài ra, fdx còn cung cấp dữ liệu và thông tin chuyên sâu giúp cải thiện khả năng theo dõi thông tin cũng như kết nối trong suốt hành trình của khách hàng, giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định mang tính chiến lược hơn về hậu cần từ điểm nhu cầu đến giao hàng và trả hàng.

Khi những xu hướng chuyển đổi này định hình lại bối cảnh kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ định vị mình ở vị trí độc nhất để khai thác sức mạnh tăng trưởng theo cấp số nhân. Bằng cách khai thác các xu hướng này một cách có chiến lược, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển bền vững, đưa doanh nghiệp của mình lên nấc thang thành công mới.

Bài viết này được đăng lần đầu trên Forbes.com vào ngày 13 tháng 5 năm 2024.

Thông tin khác từ Trung tâm doanh nghiệp nhỏ

Hình ảnh bài viết 6
Hình ảnh bài viết 6
Hình ảnh bài viết 6

Lý do các doanh nghiệp nhỏ chọn hợp tác với FedEx

Từ dịch vụ vận chuyển đáng tin cậy đến trải nghiệm vận chuyển mượt mà và các dịch vụ dễ sử dụng, hãy đọc thêm về cách FedEx có thể nâng tầm doanh nghiệp của bạn.


Hình ảnh bài viết 6
Hình ảnh bài viết 6
Hình ảnh bài viết 6

Vươn tới các thị trường châu Âu

Bạn có thể gửi hàng đến tay 450 triệu khách hàng tiềm năng ở châu Âu chỉ trong 48 giờ, bạn còn chờ đợi gì?