Tận dụng sự tăng trưởng ở khu vực ASEAN để tạo nên thành công lâu dài
Các doanh nghiệp nhỏ ở Châu Á – Thái Bình Dương đang nhắm đến khu vực Đông Nam Á để tăng trưởng bằng cách ưu tiên các chiến lược kỹ thuật số và bền vững.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đang dồn lực tăng trưởng ở khu vực Đông Nam Á, bởi sự năng động kinh tế của khu vực này mang lại những hướng đi mới để mở rộng. Nhưng để tận dụng những cơ hội này, các doanh nghiệp sẽ cần triển khai chiến lược số hóa mạnh mẽ, đồng thời củng cố uy tín về tính bền vững của mình.
Theo kết quả khảo sát gần đây của Forbes Insights cho các lãnh đạo doanh nghiệp SME tại APAC, thì có tới 88% số người được hỏi có ý định mở rộng nguồn khách hàng quốc tế trong ba năm tới, trong đó 68% các nhà lãnh đạo nhận thấy tiềm năng tăng trưởng lớn nhất ở các nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.
Cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến từ 250 lãnh đạo doanh nghiệp của các công ty vừa và nhỏ tại APAC, bao gồm các nhà sáng lập và giám đốc điều hành cấp cao trong nhiều ngành công nghiệp.
Theo S&P Global Market Intelligence, khu vực ASEAN dự kiến sẽ tiếp tục là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tới và là động lực tăng trưởng ngày càng quan trọng cho APAC.
Trong ngắn hạn, mức tăng trưởng của ASEAN sẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa dành cho việc tiếp tục mở rộng ở một số nền kinh tế lớn trong khu vực. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến vẫn mạnh khi các công ty đa quốc gia tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất của họ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ vẫn cần đối mặt với nhiều thách thức để thực sự tận dụng được các cơ hội xuyên biên giới. Một nửa số người được hỏi trong nghiên cứu của Forbes cho biết các yêu cầu và thủ tục hải quan phức tạp là rào cản chính mà họ gặp phải khi tìm kiếm khách hàng, đối tác hoặc nhà cung cấp mới trên thị trường toàn cầu.
Theo những người tham gia khảo sát, do chuyên môn tuân thủ thương mại nội bộ còn hạn chế nên việc xoay xở để tuân thủ các quy định hải quan khác nhau trên nhiều thị trường vẫn còn phức tạp.
Để giải quyết những trở ngại này, các doanh nghiệp SME có thể hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần giàu kinh nghiệm, có khả năng đảm bảo lô hàng quốc tế của họ được giao một cách hiệu quả và thông minh. Ví dụ: FedEx cho phép các doanh nghiệp truyền tài liệu thương mại theo phương thức điện tử và đang tận dụng dữ liệu để tạo ra các thuật toán dự đoán, chuẩn bị thông tin thông quan hải quan, đảm bảo rằng các lô hàng có thể được giao ngay khi chúng đến quốc gia nhận hàng.
Khai thác sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy hiệu suất
Để thành công tại ASEAN và xa hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp thuộc APAC đều tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm khách hàng, cũng như xây dựng mạng lưới đối tác và nhà cung cấp. Điều đáng mừng là hơn 70% số người được hỏi đều tự tin rằng họ có thể đạt được những mục tiêu này.
Để làm được điều đó, nhiều doanh nghiệp SME đang tin dùng các công nghệ, như phân tích và AI, để phát triển năng lực ở những lĩnh vực như giải pháp theo dõi và khả năng hiển thị theo thời gian thực.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi mức độ quan tâm ở khu vực này đến AI là rất lớn. Hơn 75% số người được hỏi kỳ vọng trong ba năm tới, ít nhất một số hoạt động của họ sẽ được quản lý bằng AI.
Đặc biệt, nhiều công ty đang tìm hiểu việc sử dụng AI tạo sinh (Gen AI) trong nhiều chức năng khác nhau, biến chúng thành những quy trình hiệu quả hơn. Tư vấn viên công nghệ của Forrester dự đoán 30% doanh nghiệp thuộc APAC sẽ được hưởng lợi từ tác động chuyển đổi của Gen AI. Đối với những trường hợp sử dụng khác, các doanh nghiệp SME đang sử dụng Gen AI để hỗ trợ cho các công cụ có thể phân tích phản hồi nhanh chóng nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tự động tạo báo cáo để tăng năng suất của nhân viên và tạo nội dung để tăng cường nỗ lực tiếp thị.
Các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh khả năng thương mại điện tử xuyên biên giới để duy trì sức cạnh tranh. Tuy nhiên, 54% số người được hỏi cho biết tổ chức họ dùng chưa đến 5% mức ngân sách CNTT hằng năm để hỗ trợ cho những khả năng này.
Các doanh nghiệp nhỏ có ngân sách hạn chế có thể khắc phục những khó khăn này thông qua việc hợp tác với các chuyên gia hậu cần có tích hợp hệ sinh thái thương mại điện tử để đặt hàng, lập hóa đơn và giao hàng. Ví dụ: FedEx đang cung cấp dịch vụ trong các thị trường thương mại điện tử. Đối với những lợi ích khác, các dịch vụ này giúp doanh nghiệp nhỏ sử dụng các tùy chọn vận chuyển và tạo nhãn vận chuyển mà không cần rời khỏi nền tảng. Để gia tăng sự tiện lợi, FedEx đã tích hợp các dịch vụ nhắn tin tức thời như WhatsApp với giải pháp giao hàng thương mại điện tử tương tác FDMi nhằm cung cấp thông báo và các tùy chọn giao hàng có thể tùy chỉnh cho người mua hàng.
Ưu tiên các biện pháp xanh để thâm nhập thị trường mới
Tính bền vững là một lĩnh vực khác mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Châu Á cần tập trung nguồn lực để đạt được mục tiêu mở rộng của mình. Trong khi 84% doanh nghiệp cho biết họ đã tích hợp tính bền vững vào chiến lược kinh doanh của mình hoặc đang thực hiện, thì chỉ có 29% nhà lãnh đạo cho biết họ đang giảm tác động môi trường từ hoạt động kinh doanh và chỉ có 17% số người được hỏi đang sử dụng các biện pháp bền vững khi tìm nguồn cung ứng.
Việc tích hợp tính bền vững ngày càng quan trọng cho quá trình mở rộng kinh doanh, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ. Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý đang đẩy mạnh yêu cầu các tập đoàn phải lồng ghép các lưu ý về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) vào hoạt động và chuỗi giá trị của họ, đồng thời phải công bố thông tin. Mặc dù các doanh nghiệp SME có thể được miễn thực hiện những yêu cầu trên tại thời điểm này, nhưng các khách hàng lớn có thể yêu cầu họ phải đáp ứng một số tiêu chuẩn bền vững nhất định. Hơn nữa, với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng trên toàn cầu yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất theo cách bền vững, các doanh nghiệp nhỏ nên kết hợp ESG vào hoạt động của mình ngay cả khi cơ quan quản lý không yêu cầu.
Trên thực tế, khoảng 66% công ty được khảo sát đang tập trung nỗ lực vào ESG trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có tác động xã hội tích cực. Họ cũng góp phần thúc đẩy nhận thức xã hội và giải quyết các vấn đề mà toàn xã hội đang phải đối mặt.
Để trợ giúp họ trong nỗ lực này, FedEx cung cấp bảng Thông tin chi tiết về tính bền vững mà các công ty có thể sử dụng để hiểu rõ hơn về lượng phát thải của mình, từ đó tạo báo cáo và lập kế hoạch. Công cụ dữ liệu dựa trên đám mây này sử dụng dữ liệu gần với thời gian thực trên mạng lưới của FedEx để ước tính lượng phát thải CO2e từ các hoạt động vận chuyển.
Bằng cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số như AI và phân tích, cùng với việc ưu tiên các hoạt động bền vững, ngày càng nhiều doanh nghiệp SME thuộc APAC đang tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như thích ứng với quá trình chuyển đổi xanh toàn cầu để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.
Bài viết này được đăng lần đầu trên Forbes.com vào ngày 30 tháng 5 năm 2024.
Thông tin khác từ Trung tâm doanh nghiệp nhỏ
Thực hiện kế hoạch mở rộng doanh nghiệp
Nếu bạn vận chuyển quốc tế, bạn cần kế hoạch xuất khẩu. Dưới đây là những điều bạn cần biết.
Giúp bạn tiếp cận vô vàn cơ hội
Chúng tôi có mạng lưới và khả năng tiếp cận toàn cầu sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển và hậu cần, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.